Nhận định Sự biến Tào Thạch

Thạch HanhTào Cát Tường nắm quyền từ năm 1457 đến năm 1461, chấm dứt với sự kiện binh biến ngày 7 tháng 8. Sau đó, chính trường nhà Minh dần trở lại ổn định, hoàng đế có thể nắm lại thực quyền.

Minh sửMinh thực lục không ghi chép nhiều về các sự kiện này[45][46][47]. Cuộc nổi dậy của Tào, Thạch được đề cập rõ trong Hồng du lục (1573) của Cao Đại, Quốc triều Hiến trung lục (1594 - 1616) của Tiêu Hoằng, Hoàng Minh Túc hoàng ngoại sử (1632),... Lý Hiền còn nhắc về Tào Cát Tường trong Tào Cát Tường chi biến, tác phẩm được dẫn lại trong Minh đại kinh tế văn lục tam chúng của Hoàng Huân (1551[48]).

Sử gia hiện đại Mạnh Sâm, người có những công trình biên soạn, nghiên cứu và đánh giá về lịch sử thời Minh - Thanh[49] cho rằng Minh Anh Tông Thiên Thuận đế là hôn quân, bất tài, trước trọng dụng Vương Chấn làm triều đình điên đảo, tham công để lọt vào tay Ngõa Lạt khiến quốc thể bị mất mặc; sau khi phục vị lại để cho Tào, Thạch lấn quyền thao túng[50][51]. Nhà sử học Okuyama Norio viết một bài luận vào năm 1977 cho rằng cuộc đảo chính năm 1461 của Cao Tần như một sự kiện trong chuỗi tranh giành quyền lợi của giữa văn quan và nội quan dưới triều Minh[52][53].